Theo nhận định của các chuyên gia, việc xây dựng chiến lược để chiếm lĩnh thị trường nội địa là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua.
Hãy cùng TopBranding tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây:
Sức tiêu dùng của thị trường trong nước ngày một tăng
Thị trường nội địa được đánh giá là thị trường tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam. Trước bối cảnh Covid-19 bùng phát, các nước đều thực hiện nghiêm chỉnh hoạt động giãn cách xã hội, giảm tối đa nguồn hàng nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh vào trong nước.
Thời điểm này, đã thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng: lựa chọn các sản phẩm nội địa ủng hộ các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước tình trạng khó khăn.
Cùng với đó, việc tiêu thụ hàng hóa có xuất trong nước đảm bảo an toàn và hợp khẩu vị hơn nhất là trong thời điểm dịch dã tràn lan khu vực quốc tế. Việt Nam tự hào với khả năng kiểm soát dịch, các doanh nghiệp cũng vì thế mà tận dụng cơ hội tìm ra giải pháp nhằm duy trì niềm tin của khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Thúc đẩy sự chiếm lĩnh của các thương hiệu Việt ngay tại thị trường Việt
Trước tốc độ lây lan nhanh chóng của Covid-19, việc “ở nhà để đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh” được thực hiện tốt, các hoạt động sản xuất không cần thiết tạm dừng, phá vỡ chuỗi cung ứng. Một số nước đưa ra động thái đóng cửa, “tự cung, tự cấp”, phát triển thị trường nội địa.
Do đó, kích cầu nội địa trở thành mục tiêu hàng đầu, các doanh nghiệp xuất khẩu quay lại phát triển nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho người dân đồng thời tháo gỡ khó khăn trước tình hình giao lưu quốc tế của mỗi doanh nghiệp.
Chính những biến đổi của quá trình khủng hoảng dịch bệnh đã tạo ra nghi tại cho người tiêu dùng, khiến họ cần đặt ra những câu hỏi trước việc đánh giá chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Họ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có xuất xứ trong nước hơn các sản phẩm quốc tế, điều này tạo ra khả năng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm trong trước.
Trên thực tế, xu hướng “Người Việt dùng hàng Việt” không ngừng gia tăng và trở thành phong trào cho các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp.
Các doanh nghiệp trong nước có lợi ích gì trước đại dịch Covid – 19
Các doanh nghiệp Việt dần thích nghi với “bối cảnh mới”, nhanh chóng định hình được vị trí trên thị trường cạnh tranh trong nước. Xác định sản xuất phát triển các sản phẩm nội địa là nhu cầu thiết thực để vực lại nguồn vốn suy thoái trong giai đoạn dịch bệnh đợt đầu tiên.
Hiểu được tâm lý người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sự minh bạch và biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác cung ứng sản phẩm để an tâm hơn trước sự biến đổi phức tạp của dịch bệnh. Lợi thế của các doanh nghiệp trong nước nằm ở việc đáp ứng được nhu cầu bức thiết này của người tiêu dùng một cách dễ dàng.
Cũng chính vì thực tế, “work from home” tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xúc tiến các dịch vụ mua bán trực tuyến trở nên phổ biến. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, dịch vụ Now của Foody Crop chủ động triển khai chương trình giao hàng không tiếp xúc”, với sự đồng hành và phối hợp của các quán đối tác và đội ngũ tài xế giao hàng.
Từ việc thường xuyên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay sát khuẩn tại địa điểm lấy hàng đến việc giao hàng tới người dùng đều được nghiêm chỉnh thực hiện. Khả năng “tùy cơ ứng biến” và sáng tạo không giới hạn trong việc thực hiện chỉ thị giãn cách chính là yếu tố giúp Now nhận được sự tin tưởng và an tâm lựa chọn dịch vụ. Mối quan hệ giữa các quán đối tác – tài xế Now – khách hàng tạo thành chuỗi cung cầu an toàn, đảm bảo và phù hợp tâm lý người tiêu dùng.
Nguồn cung ứng của các doanh nghiệp đa quốc gia giảm dần độ phủ sóng trước tâm lý của người tiêu dùng trong thời kỳ Covid-19, tạo tiền đề phát triển cho các nhà sản xuất, bán lẻ địa phương. Cơ hội của các thương hiệu nội địa củng cố vị trí của người tiêu dùng một cách triệt để hơn.
Đối với các doanh nghiệp từ trước đến giờ vẫn luôn phát triển nhiều hơn ở thị trường quốc tế nhưng lại có ít ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp nội địa. Việc lấy lại vị trí cần có chiến lược đúng đắn, việc tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm trong nước cần quan tâm đến mức độ quan tâm của người tiêu thụ đối với sản phẩm đó.
Trong khi cuộc khủng hoảng về Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu đi tới hồi kết, các doanh nghiệp nội địa cần nhìn nhận được khả năng thúc đẩy thương hiệu và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng một cách rõ ràng và minh bạch. Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi mang lại thông tin hữu ích cho việc xử lý khủng hoảng doanh nghiệp thời gian này.