Để có được định hướng đúng đắn trong Marketing điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm nhất chính là chân dung khách hàng. Biết được khách hàng cần gì, muốn gì từ sản phẩm mà mình cung cấp đều là những thông tin mang lại giá trị to lớn.
Tất cả điều đó đều được gói gọn trong thuật ngữ “Pain Point”. Vậy Pain Point là gì? Cách nào để doanh nghiệp xác định được điều đó? Trong bài dưới đây TopBranding sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.
Pain Point là gì?
Pain Point được hiểu nỗi đau của khách hàng. Cụ thể hơn nữa đó là những vấn đề hiện tại mà khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới.
Khi nắm bắt được chính xác nhu cầu khách hàng doanh nghiệp có thể đưa ra giải giáp, chiến lược phù hợp giúp tạo dựng niềm tin, thúc đẩy hành vi tích cực từ họ.
Ví dụ bạn muốn cung cấp sản phẩm giày thể thao đừng nên gói gọn khách hàng mục tiêu chỉ là những người thích đi giày hãy mở rộng ra hơn thế nữa. Đôi giày này chạy bộ có bền không? Leo núi có chắc và không bị trơn trượt không? Màu sắc đôi giày có phù hợp cho nhiều đối tượng như cả nam và nữ không? Hãy giải đáp tất cả những nỗi lo đó của khách hàng chắc chắn bạn sẽ thành công.
Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được vấn đề của bản thân đôi khi chính doanh nghiệp giúp khách hàng tìm ra Pain Point, đồng thời chứng minh cho họ thấy sản phẩm của mình hoàn toàn có thể giải quyết những điều đó.
4 loại Pain Point chính
Có thể tùy thuộc vào từng sản phẩm thì khách hành lại có những Pain Point khác nhau rất đa dạng và phong phú. Nhưng đều được quy về bằng 4 loại chính sau:
- Financial Pain Point (điểm đau về tài chính).
- Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất).
- Process Pain Point (điểm đau về quá trình).
- Support Pain Point (điểm đau về sự hỗ trợ).
3 cách tìm chính xác Pain Point
Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu khác nhau tìm kiếm những vấn đề khách hàng. Tuy nhiên quá trình đó đôi khi sẽ đưa ra kết quả rất chung chung và có thể đã không còn sát với thực tế.
Yêu cầu khách hàng ngày một cao hơn, họ cũng biết cách nhìn nhận sản phẩm sâu sắc, chi tiết hơn. Vì vậy hãy áp dụng 3 cách dưới đây để sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
Trao đổi trực tiếp
Trước hết, hãy tạo chủ đề thảo luận cho khách hàng tiềm năng để họ tìm ra được vấn đề của bản thân đang gặp phải đối với sản phẩm này. Thông qua chủ đề đó, nếu khách hàng tiềm năng sẽ thấy sản phẩm của bạn cực kỳ hữu ích.
Mặt khác, nếu họ không thấy những vấn đề này có giá trị. Họ có thể cung cấp và cho bạn những ý kiến thú vị. Với cách thức này bạn không trực tiếp nêu ra PaintPoint, nên dù có nhầm lẫn thì khách hàng sẽ không thể trách bạn được. Chính họ mới là người cần phát hiện ra nhu cầu bản thân để từ đó tác động đến hành vi mua hàng.
Nếu như bạn muốn nhận được một lượng lớn thông tin khách hàng có thể sử dụng bảng khảo sát thay cho cách thức trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên bạn mất quá trình để lọc ra những vấn đề trùng lặp, chung chung.
Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ là một trong những bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để vẽ ra chân dung khách hàng. Hãy thử vào website, các trang mạng xã hội của đối thủ cùng ngành hàng, sản phẩm mà bạn kinh doanh để xem họ đang tập trung giải quyết những điểm đau nào của khách hàng.
Tìm kiếm, đánh giá điểm tốt và những điểm chưa tốt để làm nổi bật sản phẩm của mình. Đồng thời nên tìm tòi và phát triển điểm tích cực khác để tạo ra nét riêng biệt, màu sắc độc đáo, mới lạ.
Trò chuyện với người bán hàng
Người bán là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ có được những thông tin giá trị về nhu cầu khách hàng hiện tại thậm chí những khách hàng tiềm năng của bạn. Trong quá trình tư vấn khách hàng đôi khi họ sẽ tìm ra những điểm thú vị đến từ sản phẩm và sử dụng làm tăng mong muốn sở hữu khách hàng.
Đặc biệt đối với các Telesale, nhiệm vụ của họ là trò chuyện, hỏi đáp với người mua hàng rồi tìm hướng đi chung cho 2 bên. Phương pháp hỏi trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp vừa kết nối với bên bán hàng vừa thu thập thông tin hữu ích để cải thiện giá trị cho sản phẩm hoặc sáng tạo ra những sản phẩm mới.
Nếu có khoảng thời gian không quá bận rộn bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác của những người bán hàng để đến gần hơn với khách hàng và giải đáp những khúc mắc của họ.
Hy vọng qua bài viết trên bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về Pain Point. Tuy nhiên hãy vận dụng cả 3 cách trên linh hoạt, phù hợp với từng loại sản phẩm để tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp của mình nhé!