Storytelling trong thời đại công nghệ số: Tìm hiểu những cốt truyện “timeless”

Storytelling được xem là thuật ngữ không mấy xa lạ đối với các content marketer. Dưới con mắt của Marketer, storytelling là kể những câu chuyện kết nối cảm xúc với người đọc, giúp họ nhận diện được thông điệp marketing, thấu hiểu được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. 

 Storytelling cần thiết trong các chiến lược Marketing
Hình ảnh: Storytelling cần thiết trong các chiến lược Marketing

Thời đại công nghệ số đã tạo những bước chuyển mình mới mẻ hơn cho Storytelling, tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng TopBranding qua bài viết dưới đây.

Storytelling trong thời đại công nghệ số

Ở thời điểm hiện đại dịch Covid-19 như hiện nay, trong khi mọi người cùng nghiêm túc thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội (social distancing) thì những câu chuyện được Marketer gửi gắm thông điệp sẽ trở nên hữu ích hơn bao giờ hết. Từ đó dẫn đến hành động tiếp theo của khách hàng như click chuột đăng ký, đặt hàng, download,…

"

Trong thời đại công nghệ thông tin hay thời đại số, xây dựng chiến lược marketing bằng storytelling không chỉ dừng lại ở dạng text mà được lưu trữ dưới hình thức “digital”. Được hiểu là những câu chuyện trước đây đã được “số hóa” dưới dạng hình ảnh, âm thanh, video,… 

Sự biến đổi Storytelling trong thời đại 4.0 đã phát triển thành “Digital Storytelling”. Hay nói cách khác, sự hỗ trợ của Storytelling vẫn vẹn nguyên nhưng trong thời đại số việc này được tiên tiến hơn bằng sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật viết truyện cùng sự ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực truyền thông.

Những cốt truyện kinh điển với khán giả

Dưới đây là 5 cốt truyện khán giả không bao giờ chán, cùng tìm hiểu cách các Marketer biến hóa chúng ra sao trong thời đại số nhé!

Chuyện tình (Love Story)

Chuyện tình được xem là đề tài được đông đảo khán giả ưa chuộng. Tình tiết câu chuyện thường xoay quanh câu chuyện giữa hai nhân vật gặp phải “thử thách tình yêu”. Việc của nhà sáng tạo nội dung phải tùy chỉnh cốt chuyện tình yêu mới mẻ nhưng vẫn phù hợp thời đại và tương tác tới thương hiệu

Storytelling dưới dạng Chuyện tình
Hình ảnh: Google, “Parisian Love” (2009)

Quảng cáo của Google xoay quanh câu chuyện tình yêu của chàng trai đến Paris du học và gặp được tình yêu của đời mình. Điều đặc biệt của nghệ thuật kể chuyện ở chỗ, không có bất kì nhân vật nào xuất hiện trong TVC này cả. Nội dung câu chuyện được thể hiện qua “thanh công cụ” Google – cũng chính là sản phẩm được quảng bá.

Vượt chướng ngại vật (Overcoming the monster)

Cốt truyện thường diễn ra khi nhân vật chính phải lên đường chiến đấu hay vượt qua thử thách để dành được phần thưởng hoặc bảo vệ người thân. Qua đó thể hiện được lòng dũng cảm, sự mạnh mẽ của nhân vật.

Áp dụng vào quảng cáo, cốt truyện nhận mạnh sự trưởng thành của thương hiệu bằng việc đơn giản hóa “quái vật” để khiến câu chuyện gần gũi hơn.

Trong quảng cáo, cốt truyện nhấn mạnh sự trưởng thành của thương hiệu 

Storytelling dưới dạng Vượt chướng ngại vật
Hình ảnh: Mercedes-Benz, “Snow Date” (2016)

TVC “Snow Date” của Mercedes-Benz là một ví dụ điển hình của “Vượt chướng ngại vật”. Câu chuyện xoay quanh việc cậu bé muốn đến rạp chiếu phim hẹn hò trong một ngày tuyết lớn. Dĩ nhiên cậu bé đang được xem là “người hùng” và bão tuyết hóa thân thành “quái vật”. Từ đó có thể nhận ra chiếc xe Mercedes-Benz – thương hiệu được quảng cáo chính là trợ thủ đắc lực giúp cậu bé hiện thực hóa được mong muốn.

Đi để trở về (Voyage and Return)

Nhân vật chính sẽ lưu lạc đến miền đất xa lạ, gặp gỡ nhiều nhân vật mới và cũng gặp nhiều thử thách trên con đường về nhà.

Storytelling dưới dạng Đi để trở về
Hình ảnh: Apple, Phim ngắn “Détour” (2017)

Phim ngắn Détour nổi bật với hình tượng nhân vật chính là một chiếc xe đạp trẻ em, đoạn phim kể về hành trình lạc chủ của nó. Trải qua vô vàn thử thách, xe cũng đã tìm được về với cô chủ nhỏ của mình. Điều đặc biệt chính là phim được quay toàn bộ bằng chiếc điện thoại  iPhone 7 Plus – sản phẩm được quảng bá vào thời điểm đó.

Hài kịch (Comedy)

Đa số những câu chuyện hài kịch thường nhẹ nhàng và dễ được đón nhận. Đối với các thương hiệu, hài kịch được xem là “nước cờ táo bạo”. Người sáng tạo nội dung biết cách tạo tiếng cười thông minh, duyên dáng và thuyết phục người xem.

Câu chuyện dưới dạng Hài kịch
Hình ảnh: M&S Food, “This is not just food…” (2019)

M&S Food đã lợi dụng tâm lý người xem thường không tin vào quảng cáo sản phẩm đồ ăn để tạo nên các nhân vật là fan cuồng thức ăn của nhãn. Họ sãn sàng thốt lên những từ ngữ hoa mỹ để miêu tả về thức ăn của nhãn mọi lúc mọi nơi, mọi tình huống. Sự vô lý nhưng thuyết phục đã khiến người xem không khỏi bật cười.

Hoàn lương hối cải (Rebirth)

Cốt truyện kể về nhân vật phản diện trên con đường hoàn lương. Thông thường, tác giả sẽ tạo thêm trợ thủ để hỗ trợ nhân vật chính trên con đường tìm lại bản chất thiện lành.

Cốt truyện dưới dạng Hoàn lương hối cải
Hình ảnh: Airbnb, “Wall, and Chain” (2014)

Nhân vật chính ở đây là một người lính gác dưới chân tường Berlin trong Chiến tranh Lạnh. Hòa bình lặp lại, ông vẫn cảm thấy mặc cảm trước tội ác chiến tranh và không thể tái hòa nhập cuộc sống hiện đại. Con gái ông đã đặt một phòng Airbnb và sau đó đưa bố đến Berlin để hàn gắn những đau thương xuất hiện trong quá khứ.

Yếu tố Storytelling trong thời đại số không chỉ dừng lại ở việc “Câu chuyện kể về gì?” mà còn là “Câu chuyện được kể như thế nào?”. Thành công của câu chuyện còn được quyết định bởi việc khai thác trên nhiều phương diện và nền tảng đa dạng để Storytelling phù hợp với thị yếu con người thời đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *