Mỗi doanh nghiệp đều có một câu chuyện riêng, mang một thông điệp ý nghĩa và truyền cảm hứng đến với khách hàng cũng như tạo dựng các mối quan hệ doanh nghiệp.
Đó cũng chính là lý do vì sao khái niệm storytelling trở nên quen thuộc đối với những người làm truyền thông hay Marketing.
Storytelling là gì?
Theo nghĩa đen, storytelling chính là kể chuyện. Trong lĩnh vực Marketing, những câu chuyện thương hiệu được viết ra và truyền thông tới độc giả nhằm mục đích tác động tới cảm xúc của người đọc.
Từ đó thôi thúc họ thực hiện những hành động tiếp theo đối với sản phẩm, doanh nghiệp như bấm nút chia sẻ, đăng ký, đặt hàng, download, v.v
Để sáng tạo được những storytelling có chất lượng, đòi hỏi người viết phải có kỹ năng và sự thấu hiểu về cuộc sống. Chắc chắn những câu chuyện này không thể sáng tác được chỉ sau một đêm mà cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
Storytelling hình thành từ đâu?
Có thể thấy, lắng nghe chính là một trong những hoạt động đặc trưng của con người. Trong đời sống hàng ngày, nếu bạn chú ý có thể thấy phần lớn thời gian con người dành để lắng nghe hay đọc những câu chuyện của người khác.
Bắt nguồn từ nhu cầu lắng nghe và chia sẻ của con người, doanh nghiệp muốn kích thích sự hiếu kỳ, hay tìm tòi và học hỏi của con người nên đã áp dụng hình thức kể chuyện để kết nối gần hơn với khách hàng.
Trong cuốn “Storytelling, Branding in Practice”- Springer xuất bản năm 2005 nhấn mạnh: “Một thương hiệu mạnh phải tạo dựng được những giá trị cụ thể và sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng chắc chắn không thể không cần đến cách thức kể một câu chuyện thật hay”.
Lịch sử phát triển của storytelling?
Storytelling phát triển qua 3 giai đoạn lớn. Mỗi giai đoạn gắn với đặc điểm của xã hội và cách thức tiếp cận nội dung của con người.
Đầu tiên, trong thời kỳ con người chủ yếu trao đổi qua phương thức truyền miệng với nhau, người làm nội dung muốn kể câu chuyện của mình phải thông qua những câu hát, lời tụng kinh, thơ,… để truyền từ đời này sang đời khác với từ vùng này sang vùng khác.
Tiếp đó, khi con người bắt đầu có chữ viết, nhu cầu kể lại câu chuyện được thể hiện tăng lên.Thông qua các dấu tích trên đá, đất sét, giấy, bức vẽ,… để lại cách đây 5000 năm, có thể thấy con người đọc và giải nghĩa những thông điệp thông qua hệ thống ký tự, chữ viết.
Giữa các giai đoạn phát triển của storytelling không có sự tách biệt rõ rệt mà chúng tồn tại song hành với nhau, bổ trợ cho nhau và cho đến tận bây giờ.
Hiện nay, do sự phát triển của thời đại số, storytelling được đa dạng thêm bởi sự góp mặt của nhiếp ảnh, điện ảnh, điện thoại, radio, TV, truyền thông kỹ thuật số và truyền thông di động…
Con người ngày càng có xu hướng ảnh hưởng bởi sự giao tiếp trên các trang mạng xã hội, trong đó không thể không nhắc đến Facebook, Instagram, Twitter,… cho phép người dùng có thể bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình với đối tượng mà họ muốn chia sẻ và trao đổi thông tin.
Nhờ sự phát triển của công nghệ đã cho phép con người được kể chuyện của chính mình và truyền tải câu chuyện đó đến với rất rất nhiều cá nhân khác trong cộng đồng.
Vì sao storytelling lại hiệu quả trong marketing?
Storytelling khi được ứng dụng trong lĩnh vực marketing mang lại nhiều giá trị lớn lao cho doanh nghiệp. Những câu chuyện này giúp những những làm marketing đạt được mục đích của mình là xây dựng nhận thức về nhãn hiệu, sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.
Một storytelling chất lượng, giàu tính nhân văn sẽ thật sự ghi dấu vào não của người tiếp nhận một cách sâu sắc hơn là những sự thật chỉ được trình bày một cách đơn thuần. Chính vì vậy, sứ mệnh của doanh nghiệp chính là kể những câu chuyện của họ thay vì liệt kê ra hàng loạt những sự kiện và số liệu cứng nhắc.
Thực tế, đã có nhiều cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy họ có xu hướng lựa chọn nhãn hàng quen thuộc trong tâm trí. Mà sự ghi dấu này trước tiên đến từ câu chuyện thương hiệu và nguồn cảm hứng tạo ra sản phẩm.
Người làm Marketing bắt buộc phải có sự nghiên cứu về insight khách hàng, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp để sáng tạo ra những câu chuyện thương hiệu đi sâu vào lòng người, nâng cao tính hiệu quả của tiếp thị.
Storytelling và content marketing khác gì nhau?
Nhiều người nhầm lẫn giữa storytelling và content marketing bởi cả hai đều là cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng nội dung có mục đích. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này lại được phân biệt bởi phạm vi sử dụng khác nhau.
Business storytelling là một nguyên tắc sáng tạo nội dung hoàn toàn khác biệt so với content marketing. Ở đó người dẫn truyện phải có khả năng diễn đạt ở mức chỉn chu nhất, đồng thời hình thức nội dung cũng cần có sự đa dạng và chuyên nghiệp.
Trong khi đó, content marketing được áp dụng trong phạm vi bao quát hơn để tiếp cận với khách hàng. Những nội dung này cũng đòi hỏi sự lôi cuốn và cung cấp thêm kiến thức cho người dùng.
Hai khái niệm này tuy phạm vi sử dụng khác nhau và yêu cầu về mặt nội dung khác nhau nhưng đều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do vậy mà một đơn vị làm marketing cũng cần phải có đủ am hiểu về cả storytelling và content marketing.