4Ps hay còn được gọi phối thức Marketing hoặc marketing mix là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực Marketing.
Thuật ngữ này được Neil Borden – chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953. Khi lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.
Đến năm 1960, E. Jerome McCarthy, nổi tiếng trong lĩnh vực Marketing đã đề nghị phân loại theo 4Ps. Hiện nay, chúng được sử dụng phổ biến khi hoạch định chiến lược Marketing.
Hãy cùng TopBranding tìm hiểu về 4Ps trong Marketing ở bài viết dưới đây nhé!
4Ps trong Marketing là gì?
Marketing mix hay 4Ps được định nghĩa là những công cụ mà các marketer sử dụng để đạt được mục tiêu của mình, mang giá trị cốt lõi của hoạt động kinh doanh.
- Product (Sản phẩm): Doanh nghiệp sẽ bán dịch vụ, sản phẩm gì?
- Price (Giá): Bạn giá của sản phẩm, dịch vụ như nào?
- Place (Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
- Promotion (Truyền thông): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?
Product – Sản phẩm
Sản phẩm bao gồm cả hữu hình và vô hình. Xác định được sản phẩm mà bạn muốn bán cho thị trường thì cần xác định được nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối. Sau đó, có những điều chỉnh về sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi đáp ứng và vượt mong đợi của họ thì bạn càng có nhiều cơ hội bán được sản phẩm.
Với chữ P – Product thì doanh nghiệp cần quan tâm đến những yếu tố sau:
– Chiến lược về nhãn hiệu
– Chiến lược về tập hợp sản phẩm – Product Mix: Liên quan đến chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và tính thống nhất của sản phẩm trong một doanh nghiệp.
– Chiến lược về dòng sản phẩm – Product line
– Chiến lược cho từng dòng sản phẩm – Product Item
– Chiến lược về bao bì, đóng gói
Price – Giá
Giá chính là công cụ Marketing quan trọng tiếp theo mà các Marketer cần quan tâm. Yếu tố giá cá có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi mua của khách hàng.
Để có thể định giá phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần dựa vào nhiều yếu tố như: tình trạng cung cầu sản phẩm, mức độ cạnh tranh của đối thủ hoặc các nhà cung cấp trên thị trường, chi phí nguyên vật liệu, tiềm lực quy mô của doanh nghiệp,…
Cần lưu ý nếu bạn định giá quá thấp thì khách hàng sẽ cho rằng sản phẩm của bạn không đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Nếu mức giá quá cao thì có thể tạo bất lợi khi cạnh tranh với đối thủ và khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ít hơn hoặc chuyển sang nhà cung cấp khác.
Đặc biệt khi định giá cho sản phẩm bạn cần sử dụng chiến lược định giá đảm bảo đạt được hiệu quả cao. Hai chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm mới đó là: chiến lược giá thâm nhập thị trường, chiến lược giá hớt váng.
Place – Phân phối
Chữ P này quyết định sản phẩm, dịch vụ của bạn được đến tay khách hàng như nào. Chiến lược liên quan đến phân phối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp của bạn.
Khi xác định chiến lược phân phối, bạn cần xác định được mục tiêu phân phối phù hợp và thống nhất với mục tiêu marketing cũng như mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp. Cần đảm bảo doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm một cách kịp thời, đúng lúc khách hàng cần.
Kênh phân phối sẽ có nhiều cấp phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp bận. Sản phẩm có thể được phân phối tại cửa hàng vật lý hoặc thông qua các nền tảng trên mạng Internet như sàn thương mại điện tử, Facebook Market,…
Có nhiều chiến lược phân phối, có thể tham khảo những dạng phổ biến dưới đây:
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Phân phối chọn lọc
- Nhượng quyền thương mại
Promotion – Truyền thông Marketing
Tiếp theo phải kể đến đó chính là truyền thông Marketing hay xúc tiến thương mại. Tất cả hoạt động liên quan đến việc khách hàng biết đến sản phẩm, có cảm xúc, ấn tượng và ra quyết định mua nhanh hơn.
Promotion bao gồm các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán, bán hàng,… Chẳng hạn như các chương trình quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí, KOLs, bán hàng trực tiếp, xây dựng salekit,…
Chú ý xây dựng thông điệp, sử dụng các công cụ marketing phù hợp. Bạn có thể dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để có thể xác định được.
Gợi ý các bước phát triển Marketing Mix
Bước 1: Xác định được USP (Unique selling point) của sản phẩm dịch vụ: Đây chính là điểm xác định được mức độ khác biệt của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với người tiêu dùng, từ đó xác định được lợi thế cạnh tranh của khách hàng.
Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu: Cần hiểu rõ đối tượng mình muốn cung cấp sản phẩm từ nhân khẩu học, hành vi, sở thích thói quen,… Xác định được Insight của khách hàng cũng rất quan trọng.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Giúp bạn có thể xác định được các chiến lược về giá, kênh phân phối và truyền thông phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bước 4: Đánh giá kênh phân phối sản phẩm phù hợp với khách hàng phù hợp nhất.
Bước 5: Phát triển các kênh truyền thông thích hợp. Cầm lưu ý lựa chọn phối hợp với các công cụ và phương tiện phù hợp với khách hàng nhất.
Bước 6: Đánh giá và kiểm tra tổng thể các yếu tố
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp có cái nhìn tổng quan về Marketing hỗn hợp trong các chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi.