Digital media: Owned Media, Paid Media, Earned Media

Để một chiến dịch Marketing thành công thì việc lựa chọn được phương tiện phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Mỗi đối tượng mục tiêu khác nhau thì có những phương tiện khác nhau để tiếp cận và truyền tải hiệu quả.

Digital media: Owned Media, Paid Media, Earned Media
Hình ảnh: Digital media: Owned Media, Paid Media, Earned Media

Các kênh truyền thông được chia làm 3 dạng chính: Owned Media, Paid Media, Earned Media. Mỗi phương tiện có những có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy, sự kết hợp linh hoạt các phương tiện khác nhau sẽ giúp chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Đặc biệt, trong Digital Marketing, khi tập trung thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua thông qua Internet và các phương tiện điện tử thì tìm hiểu về các kênh truyền thông càng quan trọng và giữ vai trò tất yếu. 

Cùng TopBranding đi tìm hiểu về bản chất cũng như ứng dụng của những kênh truyền thông ở lĩnh vực Digital Marketing.

Owned Media – Truyền thông sở hữu

Owned media là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp nắm quyền sở hữu. Trong Digital, những kênh truyền thông sở hữu mà doanh nghiệp có thể tạo dựng như là website, microsite, blog, landing page,…

Một số ưu điểm

– Hiệu quả về mặt chi phí: Một trong những điểm mạnh của Owned media không thể bỏ qua đó chính là quảng cáo được sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Owned media trở thành giải pháp cho vấn đề này khi những thông tin được đăng trên đây là tài sản của công ty, giúp công ty có được những khách hàng trung thành.

Owned media là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp nắm quyền sở hữu
Hình ảnh: Owned media là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp nắm quyền sở hữu

– Hiệu quả lâu dài: Đối với owned media thì việc này sẽ hoàn toàn không xảy ra khi toàn bộ thông tin mà doanh nghiệp giới thiệu đều hướng tới cung cấp những thông tin hữu ích tới người tiêu dùng, giúp họ giải quyết được vấn đề đang gặp phải Vậy nên, thông qua truyền thông sở hữu, doanh nghiệp có thể tạo dựng được mối quan hệ bền vững và thúc đẩy hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tự nhiên. Chúng sẽ mang đến hiệu quả lâu dài vì không gây ra các phản ứng khó chịu.

– Linh hoạt và có thể kiểm soát: Do thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể linh hoạt khi sử dụng kênh truyền thông này đến khách hàng theo mục tiêu chiến lược cũng như mục tiêu marketing riêng. Hơn nữa, với kênh truyền thông này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn quyết định được chiến lược branding, nội dung thông điệp truyền tải cũng như cơ sở dữ liệu.

Một số hạn chế

– Không được tin cậy cao, không có sự “bảo chứng”. Đây cũng chính là mặt trái của kênh truyền thông sở hữu.

– Tốn nhiều thời gian để tiếp cận được rộng rãi công chúng: Có thể thấy owned media cần nhiều thời gian hơn các kênh truyền thông khác khi tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, cần tạo được các quy tắc, luật lệ hoặc thể chế trong công ty để có thể duy trì được owned media là rất cần thiết.

Paid Media – Truyền thông trả phí

Paid media là kênh truyền thông mà thương hiệu phải trả tiền để các kênh này thực hiện theo yêu cầu. Ví dụ như quảng cáo hiển thị, social ads, trả phí cho lượt tìm kiếm, SEO, PR, KOLs. retargeting,…

Paid media là kênh truyền thông mà thương hiệu phải trả phí
Hình ảnh: Paid media là kênh truyền thông mà thương hiệu phải trả phí

Một số ưu điểm

– Theo yêu cầu: Sự phát triển của công nghệ số giúp nhà quảng cáo có thể hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu muốn.

– Ngay lập tức: Paid media có tốc độ lan truyền nhanh và có hiệu quả ngay lập tức, giúp cho đối tượng mục tiêu có thể nhận biết về sản ngay lập tực. Không chỉ vậy, kênh truyền thông trả phí này còn có khả năng định hướng dư luận rất hiệu quả.

– Bao phủ rộng: Mức độ phủ sóng cao cũng như nhận diện thương hiệu tốt trở thành ưu điểm của truyền thông trả phí.

Một số nhược điểm

– Tỷ lệ phản hồi thấp và có thể gây khó chịu, là, phiền cho khách hàng 

– Ít tin cậy

– Sự cạnh tranh của Paid Media ngày càng ngay gắt với nhiều doanh nghiệp chi khoản lớn cho kênh truyền thông này.  

Earned Media – Truyền thông lan truyền

Earned media là kênh truyền thông khi các khách hàng và công chúng tự truyền thông về thương hiệu. Đây được cho là kết quả của những nỗ lực của hoạt động Owned media và Paid media. Cụ thể như WOM (truyền miệng), viral, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội, chứng thực, khen ngợi (testimonials),…

Kênh truyền thông khi các khách hàng và công chúng tự nói về thương hiệu
Hình ảnh: Kênh truyền thông khi các khách hàng và công chúng tự nói về thương hiệu

Một số ưu điểm

– Đáng tin cậy: Kênh truyền thông này được lan truyền tự nhiên khi khách hàng thảo luận và đánh giá về sản phẩm và thương hiệu

– Vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc mua: Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng và ảnh hưởng rất lớn vào những thông tin được cung cấp từ kênh truyền thông này.

– “Minh bạch” và sống động

Một số nhược điểm

– Không thể kiểm soát: Do kênh truyền thông này không thuộc quyền sở hữu và doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Trong một số trường hợp, chúng sẽ khiến cho thương hiệu của bạn dễ gặp phải những ý kiến trái chiều.

– Có thể bao gồm cả tin tiêu cực: Ví dụ như ảnh hưởng của WOM tiêu cực sẽ.

– Khó đo lường

Kết hợp các kênh truyền thông hiệu quả trong chiến lược Marketing
Hình ảnh: Kết hợp các kênh truyền thông hiệu quả trong chiến lược Marketing

Như vậy, kênh truyền thông trả phí sẽ hiển thị ngay ở những nơi khách hàng tương tác và dẫn tới hành vi mua sản phẩm. Còn kênh truyền thông sở hữu được sử dụng để giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định mua dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó xây dựng được thương hiệu lâu dài.

Sự tin tưởng, yêu thích và tạo được thiện cảm với thương hiệu chính là ưu điểm của kênh truyền thông lan truyền. Vì vậy, sử dụng linh hoạt kênh truyền thông này cho từng giai đoạn hoặc kết hợp chúng với nhau sẽ tạo được hiệu quả cho hoạt động Marketing.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *