Tìm hiểu mã trạng thái HTTP: Chuyển hướng 301, 302

Cụm từ “mã trạng thái HTTP” có lẽ còn khá xa lạ đối với những người không thuộc ngành IT. Tuy nhiên chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã bắt gặp chúng một lần khi truy cập vào website.

Trong bài viết sau đây, TopBranding sẽ giúp bạn giải mã các trạng thái HTTP và tìm hiểu chi tiết về chuyển hướng 301, 302 để vận dụng trong việc tối ưu website tốt hơn nhé.

Mã trạng thái HTTP là gì?

Mã trạng thái HTTP hay còn gọi là HTTP code, HTTP status code. Mã này chứa thông điệp của server bao gồm thông báo, phản hồi của máy chủ về yêu cầu của trình duyệt. Và chúng thường là tình trạng của liên kết được yêu cầu bởi người dùng.

HTTP Protocol
Hình ảnh: HTTP Protocol

Trong mã trạng thái HTTP giao thức giao tiếp được thiết kế và hoạt động theo sự tương tác giữa client và server. Khi một client đưa ra request, server trả lời bằng các response sau đó.

– HTTP Request là thông báo yêu cầu HTTP, chứa các thông tin yêu cầu mà client chuyển đến server. HTTP này chứa Request Line và Request – Header. 

– HTTP Respone hay còn gọi là thông báo phản hồi HTTP. Nó có cấu trúc gần giống với thông báo yêu cầu HTTP, gồm ba thành phần cơ bản đó là HTTP Version, Status Code và Reason Phrase.

Các dạng mã trạng thái HTTP phổ biến trong SEO website

Các mã trạng thái HTTP gồm các số nguyên có ba chữ số. Chữ số đầu tiên dùng trong dãy số này dùng để xác định mã trong một danh mục cụ thể. Trong SEO website:

HTTP status codes
Hình ảnh: HTTP status codes

– Mã trạng thái HTTP 1XX – Phản hồi thông tin (Information Reponses): Thể hiện các yêu cầu truy cập vào website đã được serve tiếp nhận và chờ đang xử lý.

– Mã trạng thái HTTP 2XX – Phản hồi thành công (Successful responses): Thể hiện server đã được tiếp nhận và xử lý thành công, website được truy cập thành công.

– Mã trạng thái HTTP 3XX – Điều hướng (Redirects): Khi thấy mã trạng thái này, client cần có thêm các thao tác bổ sung để có thể xử lý thành công yêu cầu truy cập.

– Mã trạng thái HTTP 4XX – Điều hướng (Redirects): Có nghĩa là xuất hiện các vấn đề trong truy cập, có thể là trang không hợp lệ, không tìm thấy trang, hoặc không thể truy cập trang,…

– Mã trạng thái HTTP 5XX – Lỗi phía máy chủ (Server errors): Trạng thái này thông báo server có lỗi khi yêu cầu truy cập, nguyên nhân lỗi này thường xảy ra ở máy chủ.

Chuyển hướng 301, 302 trong website là gì?

Mỗi mã trạng thái HTTP 3XX thông báo những yêu cầu khác nhau để nhắc nhở client phải có thao tác điều chỉnh thích hợp. Trong đó:

– Mã trạng thái HTTP – Chuyển hướng vĩnh viễn 301 (Moved Permanently): Sử dụng khi chuyển hướng trang vĩnh viễn. Chuyển hướng này tự động chuyển hướng người đọc đến vị trí mới của file, URL được yêu cầu sang một URL khác.

Chuyển hướng 301
Hình ảnh: Chuyển hướng 301

– Mã trạng thái HTTP – Chuyển hướng tạm thời 302 (Moved temporarily): Sử dụng chuyển hướng 302 để thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng trang sẽ quay lại link cũ trong một thời gian nào đó. Các chuyển hướng 302 tạm thời sẽ không được lưu trong bộ nhớ cache và không quan trọng đối với công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Cốc Cốc,… 

So sánh giữa mã trạng thái HTTP chuyển hướng 301 và 302 trong website

Chuyển hướng 301 và 302 có những điểm đặc trưng riêng. Cùng TopBranding so sánh hai mã trạng thái HTTP này để quyết định xem nên dùng chuyển hướng 301 hay 302 trên website nhé!

Điểm giống nhau

  1. Client có thể chuyển hướng 301, 302 dễ dàng bằng Plugin SEO Redirection.
  2. Cần có thêm các thao tác bổ sung để xử lý thành công yêu cầu truy cập.
  3. Người dùng và bot sẽ được chuyển đến một trang mới khác với trang ban đầu.
So sánh chuyển hướng 301 và 302
Hình ảnh: So sánh chuyển hướng 301 và 302

Điểm khác nhau

  1. Về giá trị liên kết

Đối với chuyển hướng 301 thì các giá trị liên kết, nội dung của bạn đều được chuyển đến một URL mới. Trong khi đó, chuyển hướng 302, các giá trị liên kết, nội dung không được chuyển cùng bởi các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm hiểu đây là chuyển hướng tạm thời và sẽ quay trở về link cũ.

  1. Mục đích sử dụng

Chuyển hướng 301 thường được ưu tiên sử dụng hơn khi bạn cần thay đổi hoàn toàn website, hợp nhất hai trang web hay URL mới. Từ đó hỗ trợ bạn giữ được thứ hạng website, Backlinks và các giá trị liên kết ban đầu. Các trường hợp sử dụng chuyển hướng 301 có thể là chuyển tên miền, các liên kết đến URL đã lỗi thời, thay đổi cấu trúc URL, chuyển đổi website từ HTTP sang HTTPS,…

Chuyển hướng 302 thường được sử dụng khi website đang trong tình trạng bảo trì, sửa đổi hệ thống, chuyển đổi host, nâng cấp website, thử nghiệm A/B kiểm tra chức năng hoặc thiết kế của website,…

  1. Thời gian chuyển hướng

Thời gian chuyển hướng 301 kéo dài ít nhất một năm hoặc có thể lâu hơn. Bởi cần có khoảng thời gian đảm bảo chắc chắn rằng các nội dung trong website cũ chuyển hết về website mới.

Chuyển hướng 302 chỉ tồn tại trong một thời gian, có khi chỉ là vài giây vì các thông tin và nội dung trong website cũ không được chuyển về website mới.

  1. Đối với trình duyệt và công cụ tìm kiếm

Khi sử dụng mã trạng thái chuyển hướng 301, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu đây là chuyển hướng thực sang một URL mới. Còn chuyển hướng 302 thì không quá quan trọng, các liên kết ban đầu vẫn được xem là liên kết thực.

Nên sử dụng loại mã trạng thái HTTP chuyển hướng 301 hay 302 sẽ tốt hơn?

Hai chuyển hướng trên được các client sử dụng tùy thuộc vào từng trường hợp, mục đích, thời gian, tình trạng website,… Chính vì vậy bạn cần hiểu rõ về hai mã trạng thái này để áp dụng cho tối ưu nhất.

Trên thực tế, chuyển hướng 301 thường được ưu tiên sử dụng hơn. Google không phạt quản trị website về vấn đề này, vì các bot Google sẽ kiểm tra lại và xử lý chuyển đúng hướng.

Sử dụng điều hướng tùy theo mục đích
Hình ảnh: Sử dụng điều hướng tùy theo mục đích

Với những chia sẻ trên đây, TopBranding hy vọng bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích trong việc tối ưu website mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Các vấn đề còn thắc mắc bạn đọc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *