7 bước đơn giản để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và startup

Nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ nghĩ rằng mình bán hàng tốt lag được, không nhất thiết cần xây dựng thương hiệu vì lo tốn chi phí. Tuy nhiên thực tế việc làm thương hiệu là điều vô cùng cần thiết để tạo được niềm tin với khách hàng. Theo đó mặc dù có ngân sách thấp nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể tự xây dựng được cho mình một nền tảng nhận diện thương hiệu thành công.

xây dựng thương hiệu

Vậy làm sao để làm được điều đó, dưới đây hãy cùng Topbranding cùng tìm hiểu về 7 bước xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ và startup nhé!

Bước 1: Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu

Với bất kể doanh nghiệp nào việc thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu là điều vô cùng cần thiết. Bởi nếu tập trung thu hút mọi đối tượng khách hàng chỉ làm bạn hao tốt ngân sách mà kết quả nhận lại thật sự không hiệu quả. 

Nếu bạn càng xác định rõ được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình thì bạn sẽ càng có khả năng cao có được lượng khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp. Theo đó trước tiên bạn cần biết được một số thông tin như: giới tính, độ tuổi, nơi sống, công việc, thu nhập, thói quen, sở thích,…

Bởi bạn hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang muốn “tán đổ” một chàng trai hay cô gái nào đó, thì ngoài việc thấu hiểu hành vi, sở thích, quan tâm và giúp đỡ một số vấn đề mà họ gặp phải sẽ giúp bạn ghi điểm tạo ấn tượng tốt.

Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu

Theo đó bạn cần tìm hiểu được những vấn đề khiến họ trăn trở từ sâu trong tâm thức, ngại hoặc không muốn nói ra, thậm chí họ muốn che giấu nhưng nó có tồn tại. Bằng cách ấy chúng ta có thể quay về câu chuyện Insight mà không gây khó chịu cho khách hàng.

Thực tế cho thấy tìm hiểu đúng insight khách hàng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Với những doanh nghiệp lớn có thể chi trả một khoản tiền lớn để thuê một đội ngũ nghiên cứu thị trường tìm ra insight khách hàng thì với doanh nghiệp nhỏ không có điều kiện bạn vẫn có thể tự tìm và xác định tốt insight thông qua các kỹ thuật nghiên cứu thị trường ít tốn kém này.

Bước 2: Phân tích đối thủ

Thương hiệu chính là thứ làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường, và khiến khách hàng lựa chọn đến với các mặt hàng dịch vụ của bạn chứ không phải của đối thủ. 

Điểm khác biệt của bạn có thể khiến khách hàng chấp nhận mua mặt hàng của bạn với giá đắt hơn, thậm chí doanh nghiệp chỉ có quy mô nhỏ. \

Phân tích đối thủ

Vậy làm sao để có có thể làm nên điều khác biệt ấy? Một trong những điều đầu tiên phải làm là xác định đối thủ của bạn là ai, mức thu thập và một số thông tin về họ, xây dựng nội dung PR trên website, fanpage, báo chí,… nhằm trả lời rõ được những thắc mắc của khách hàng về: chất lượng, dịch vụ, giá cả, kênh phân phối, truyền thông, màu sắc, chăm sóc khách hàng, các phương tiện nền tảng truyền thông khách hàng có thể tiếp cận được với thương hiệu, giá trị công ty,…

Khi xác định được những yếu tố này sẽ giúp định vị thương hiệu của bạn sao cho thật khác biệt. 

Bước 3: Chọn tên thương hiệu

Với một doanh nghiệp việt đặt tên thương hiệu là điều chắc chắn bạn phải làm ngay từ khi chưa có gì trong tay, theo đó bạn nên dựa vào mặt hàng, chiến lược phát triển mà đặt tên sao cho phù hợp.

Tuy nhiên khi đặt tên thương hiệu bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Cần được bảo hộ được về mặt pháp lý: Nhiều doanh nghiệp ngay từ đầu không quan tâm đến việc bảo hộ tên thương hiệu, do đó hậu quả sau này chính là bị đạo nhái. Mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nếu bên đạo nhái lại mang tên thương hiệu ấy đi đăng ký bảo hộ thành công.

Chọn tên thương hiệu

  • Sử dụng tên miền có sẵn: Xây dựng được một website lý tưởng nhất chính là website sử dụng tên miền đúng theo tên thương hiệu. Vì vậy nếu tên miền bạn nhắm đã bị đăng ký mất bạn nên suy nghĩ đến việc đổi tên  thương hiệu. Và chỉ khi có tên miền rồi thì mới đi đăng ký tên miền càng sớm càng tốt.
  • Đảm bảo dễ phát âm, dễ nhớ: Một tên thương hiệu có hay đến mấy những quá dài hay quá khó sẽ khiến khách hàng rất khó để nhớ đến. 
  • Tên thương hiệu liên quan đến sản phẩm, ngành hàng: Điều này không quá nhất thiết, nhưng khi chỉ cần nói đến tên thương hiệu là người ta biết bạn kinh doanh gì và khi họ nhớ tên thương hiệu muốn mua đồ dùng gì liên quan đến lĩnh vực ấy khách hàng có thể tới chỗ bạn để tìm kiếm. 
  • Khác biệt với đối thủ: Mục đích chính của việc xây dựng thương hiệu là tạo sự khác biệt so với những đối thủ trên thị trường. Vì vậy, bạn cần tránh đặt tên na ná tên một số các đối thủ đã có.
  • Phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu: Tên thương hiệu phải gắn liền với đối tượng khách hàng mục tiêu để mang lại Insight đúng và khách hàng dễ tiếp cận nhất.

Bước 4: Mua tên miền thương hiệu

Nếu như bạn chỉ đơn thuần cần bán hàng, thì cửa hàng hoặc fanpage Facebook có thể là đủ. Nhưng nếu một khi đã nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu trong thời buổi digital thì website là thứ không thể thiếu.

Mua tên miền thương hiệu

Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh mà bạn cần quyết định khi nào thì lập website. Nhưng riêng việc mua tên miền là điều bạn cần xem xét sớm, vì có thể khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu được nhiều người biết đến thì tên miền hợp với tên thương hiệu của bạn đã bị người khác mua trước rồi. 

Bước 5: Xây dựng tính cách thương hiệu

Hiện nay trong thời đại mới, bất kể sản phẩm nào của bạn cũng đều có thể bị bắt chước từ kiểu dáng sản phẩm, bao bì hay thậm chí đến cả tên thương hiệu. Tuy nhiên khi bạn đã xây dựng được một cá tính thương hiệu rõ rệt, sẽ là thứ khiến khách hàng yêu quý, nhớ đến bạn, và khó có thể “đạo nhái” được.

Xây dựng tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là một khái niệm tương đối trừu tượng? Nên bạn hãy tưởng tượng thương hiệu của mình như một con người, lúc này thương hiệu sẽ có độ tuổi, ngoại hình, tính cách khác biệt gây chú ý với khách hàng.

Theo đó nếu bạn muốn thương hiệu mình nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng nào thì hãy xây dựng tính cách phù hợp với đối tượng đó có thể là bình dân, sang chảnh, nam hay nữ, già hay trẻ,…

Bước 6: Kể câu chuyện làm nên thương hiệu

Để bắt đầu tìm hiểu xây dựng niềm tin đối với khách hàng thì câu chuyện thương hiệu (hay brand story) là điều tạo dấu ấn đầu tiên. Thế nhưng phải kể những gì thì cần được nghiên cứu và lên ý tưởng thật cẩn thận.

Kể câu chuyện làm nên thương hiệu

Một hướng xây dựng thương hiệu được rất nhiều người thực hiện và có hiệu quả chính là kể về quá trình phát triển của doanh nghiệp, từ lúc mới ra đời, những biến cố và một chút thành tựu nổi bật truyền cảm hứng.

Một suy nghĩ sai lầm rằng chỉ những doanh nghiệp lớn mới có những thành tựu để viết câu chuyện thương hiệu. Theo đó dù chỉ là một cửa hàng nhỏ, bạn nên tìm ra một điều thú vị nào đó để kể giúp gần gũi thân thiết với khách hàng hơn.

Bước 7: Thiết lập bộ Brand Guidelines

Brand Guidelines được hiểu là bộ quy tắc thương hiệu. Chúng nghe có vẻ hơi quá so với một thương hiệu nhỏ, nhưng lại là một phần quan trọng không thể thiếu của bộ nhận diện thương hiệu. Nếu được làm nhất quán từ đầu, thương hiệu sẽ có thể nhận diện tốt hơn, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian.

Mỗi bộ Brand Guidelines ở các thương hiệu sẽ có những điểm riêng phù hợp nhưng về cơ bản chúng sẽ gồm:

Thiết lập bộ Brand Guidelines

  • Tổng quan về doanh nghiệp như: Lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh, tính cách, giá trị cốt lõi.
  • Thông điệp, slogan thương hiệu.
  • Logo và cách sử dụng: Vị trí, size tối thiểu
  • Lựa chọn màu sắc chính và phụ cho thương hiệu để sử dụng trên bao bì, bảng hiệu, phương tiện truyền thông… 
  • Font chữ:Nên sử dụng font chữ được dùng trong thiết kế cũng như font mặc định trên website.
  • Chú ý đến phong cách hình ảnh.
  • Làm danh thiếp và tiêu đề thư (letterhead).

Trên đây là 7 bước đơn giản và đầu tiên để giúp bạn có thể bắt tay xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ hay startup vừa thành lập. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có đủ tài chính để thuê agency thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, bạn hoàn toàn có thể “tự tay làm hết”. Bởi đôi khi càng đơn sẽ giản càng tốt. Miễn là chuẩn nhất quán về tất cả mọi mặt.

Nếu bạn đang còn điều gì mong muốn được hỗ trợ khi xây dựng thương hiệu cho mình hay đang tìm kiếm một địa chỉ xây dựng thương hiệu uy tín tinh gọn thì hãy liên hệ ngay với TopBranding ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *