Theo khảo sát của Nielsen – Công ty về nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu cho rằng có tới 59% người tiêu dùng thích mua các sản phẩm mới từ những thương hiệu đã quen thuộc với họ.
Do đó các doanh nghiệp nhỏ, hay các startup mới khó có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn thông qua tập khách hàng và ngân sách tiếp thị. Đây chính là lý do vì sao những chủ doanh nghiệp nhỏ phải tìm chiến lược khác biệt để xây dựng thương hiệu của riêng mình. Trong đó quảng cáo thương hiệu là một việc vô cùng cần thiết.
Trong bài viết dưới đây hãy cùng Topbranding tìm hiểu về thương hiệu, quảng cáo thương hiệu và các quy trình xây dựng quảng cáo thương hiệu nhé!
Thương hiệu là gì?
Giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thương hiệu chính là tên của doanh nghiệp được xác định bởi nhận thức chung nhất của khách hàng đánh giá về doanh nghiệp.
Theo đó một thương hiệu thành công cần nhất quán trong giao tiếp và trải nghiệm khách hàng thông qua nhiều tiêu chí đi kèm như: Môi trường làm việc, các sản phẩm in ấn, bảng hiệu, bao bì sản phẩm, Website và quảng cáo trực tuyến, tiếp thị nội dung và truyền thông xã hội, bán hàng và dịch vụ khách hàng,…
Thương hiệu không được tạo ra và hình thành một cách nhanh chóng mà chúng cần trải qua một quá trình liên tục nỗ lực không ngừng để tạo ra kết quả khả quan tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có thể giúp tăng doanh số một cách ổn định, có nhiều dự án hơn, xuất hiện các phản hồi giới thiệu truyền miệng tốt.
Xây dựng quảng cáo thương hiệu là gì?
Xây dựng quảng cáo thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược, chiến dịch tiếp thị với mục tiêu tạo ra cho doanh nghiệp một hình ảnh độc đáo gây ấn tượng tốt và lâu dài với người tiêu dùng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Theo đó việc quảng bá hình ảnh xây dựng quảng cáo thương hiệu của bạn có thể được thực hiện hiệu quả qua các hoạt động tiếp thị như:
– Từ trải nghiệm người dùng trên tất cả các phương diện
– SEO và tiếp thị nội dung
– Tiếp thị đẩy mạnh truyền thông xã hội
– Email Marketing chuyên nghiệp
– Đầu tư chi phí cho quảng cáo trả tiền (PPC)
Cùng lúc triển khai các kênh này là cơ sở giúp đạt được nhận thức và tăng trưởng thương hiệu.
Quy trình xây dựng quảng cáo thương hiệu
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu
Nền tảng để giúp xây dựng quảng cáo thương hiệu là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ nhắm tới. Bởi thực tế bạn không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người?
Khi tìm được khách hàng mục tiêu, bạn cần điều chỉnh nhiệm vụ và thông điệp làm sao để đáp ứng chính xác nhu cầu, insights khách hàng. Sau đó tìm hiểu hướng tạo ra một cá tính thương hiệu cho phù hợp.
Một số điều cần lưu ý khi tìm hiểu về khách hàng mục tiêu bao gồm: Độ tuổi, giới tính, nơi sống, thu nhập, trình độ học vấn, cùng với các thông tin về động lực, mục tiêu, người ảnh hưởng, các điểm quan tâm nhất của khách hàng và thương hiệu tương đồng.
Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu
Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu chính là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng cũng như những đối tác giúp khách hàng biết những gì công ty bạn đang hướng đến.
Trước khi xây dựng thương hiệu cho đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng, bạn cần biết giá trị doanh nghiệp cung cấp. Về cơ bản, tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục đích tồn tại của thương hiệu, đồng thời cũng là cơ sở cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng quảng cáo thương hiệu như khẩu hiệu, tiếng nói, thông điệp, cá tính thương hiệu phản ánh đúng sứ mệnh đó.
Bước 3: Nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu
Việc nghiên cứu về các đơn vị có cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu về những thế mạnh cũng như những điểm mà đối thủ còn làm chưa tốt, từ đó đưa ra cho mình một chiến lược hoàn hảo.
Một thương hiệu được triển khai tốt là thương hiệu dễ được nhận biết và ghi nhớ. Theo đó bạn có thể lên các bảng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm so sánh các đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm thương hiệu.
Bước 4: Chú ý đến chất lượng, lợi ích mà thương hiệu mang lại
Muốn thương hiệu của bạn trở thành thương hiệu đáng nhớ nhất, bạn phải đào sâu để tìm ra điểm mạnh ưu thế của thương hiệu mà trên thị trường chưa có. Rồi tập trung vào chất lượng và lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo.
Nếu bạn đã biết được chính xác đối tượng mục tiêu của mình là ai thì hãy đặt mình vào vị trí của họ và tìm ra lý do vì sao mình nên chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ.
Bước 5: Tạo logo thương hiệu & tagline
Điều thú vị nhất trong quá trình xây dựng quảng cáo thương hiệu, là tạo ra logo và slogan cho thương hiệu. Bởi chúng sẽ xuất hiện hầu hết trên tất cả mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp và trở thành danh tính của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để củng cố bản sắc hình ảnh từ ban đầu cho doanh nghiệp của bạn.
Chính vì thế bạn cần giúp đỡ trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp? Theo đó hãy thuê một nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp hoặc Agency có kinh nghiệm để thương hiệu trở lên nổi bật hơn, đảm bảo dấu ấn độc đáo và vượt thời gian cho doanh nghiệp.
Bước 6: Xây dựng tiếng nói riêng cho thương hiệu
Tiếng nói của thương hiệu phụ thuộc nhiều vào sứ mệnh, đối tượng, ngành kinh doanh cũng như độ uy tín, tin tưởng. Bởi đây là cách giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như cách họ phản hồi với bạn.
Một tiếng nói thương hiệu có thể được thể hiện qua: tính chuyên nghiệp, sự thân thiện, quyết đoán, chương trình khuyến mại, thực hiện theo hướng dịch vụ, đảm bảo kỹ thuật, xây dựng đàm thoại hay cung cấp thông tin cho khách hàng,…
Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải cho khách hàng biết bạn là ai. Từ đó sử dụng tiếng nói kinh doanh bạn đã chọn cho thương hiệu.
Để làm được điều đó thông điệp doanh nghiệp bạn cần được liên kết chặt chẽ và truyền tải ngắn gọn chỉ trong 1-2 câu cụ thể:
– Bạn là ai?
– Bạn đang cung cấp cái gì?
– Tại sao mọi người cần quan tâm đến thương hiệu bạn?
Thông điệp thương hiệu chính là cơ hội tạo sự kết nối cảm xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa, bạn nên sử dụng ngôn các ngôn từ dễ hiểu để tác động tới cảm xúc của khách hàng.
Bước 8: Giúp cá tính thương hiệu được tỏa sáng
Hầu hết khách hàng sẽ không tìm kiếm một công ty có diện mạo khác chỉ để cung cấp những sản phẩm/dịch vụ đơn thuần đã có trên thị trường. Điều khách hàng đang tìm kiếm chính là những trải nghiệm phù hợp với nhu cầu, hay sự tương tác cá nhân thực sự như:
- Giọng nói đàm thoại trong giao tiếp
- Chia sẻ nội dung khách hàng quan tâm
- Truyền tải về những trải nghiệm thực tế
- Mô tả sản phẩm/dịch vụ một cách kỳ thú
Bước 9: Tích hợp thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp
Xây dựng quảng cáo thương hiệu là quá trình cần được tiến hành, duy trì và không bao giờ dừng lại. Theo đó thương hiệu của bạn cần được phủ sóng phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận được .
Bởi nếu một khách hàng bước vào văn phòng/cửa hàng mà hình ảnh thương hiệu được hiển thị cả trong môi trường và với các tương tác cá nhân sẽ thật ấn tượng do những giá trị hữu hình, từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm,…
Lưu ý rằng, trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, bạn cũng hãy đảm bảo rằng thương hiệu giống nhau ở mọi nơi về: màu sắc, sử dụng logo, font chữ, nhiếp ảnh…
Bên cạnh đó cũng đừng quên xây dựng thương hiệu của bạn trên các nền tảng YouTube, Facebook, Instagram, Twitter, LinkendIn, Tumblr,…
Bước 10: Thống nhất trong việc xây dựng thương hiệu
Ngoại trừ khi bạn quyết định sẽ thay đổi thương hiệu sao cho hiệu quả hơn dựa trên những phản ứng của người tiêu dùng thì bạn cần thống nhất việc điều hành xây dựng doanh nghiệp.
Bởi thực tế nếu xây dựng quảng cáo thương hiệu không có tính nhất quán thì sẽ chẳng có giá trị gì. Do đó đừng liên tục thay đổi thương hiệu của bạn vì sự không nhất quán sẽ vô tình tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng, và khiến việc xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Bước 11: Xây dựng cộng đồng quảng bá thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, việc tạo nên cho mình một cộng đồng để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó không ai hiểu về thương hiệu của bạn tốt hơn người của công ty bạn. Vì vậy khi tuyển nhân viên, bạn hãy đảm bảo rằng đó là một người phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của thương hiệu công ty.
Ngoài ra những khách hàng trung thành cũng chính là đối tượng tạo nên tiếng nói mạnh mẽ góp phần tạo dựng niềm tin cho doanh nghiệp.
Quảng cáo doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị thương hiệu. Nếu bạn đang muốn xây dựng thương hiệu từ con số 0 một cách tinh gọn thì hãy liên hệ ngay với TopBranding qua số điện thoại 0965.800.999 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé!