Quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả công việc. Bởi một người quản lý nhân sự tốt có khả năng nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng công việc của từng nhân viên.
Tuy vậy làm sao để có thể quản lý nhân sự hiệu quả nhất, trong bài viết dưới đây hãy cùng TopBranding tìm hiểu về 11 bí quyết quản lý nhân sự hay mà doanh nghiệp nào cũng nên biết nhé!
Cần lựa chọn được cách quản lý nhân sự phù hợp
Mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình hoạt động riêng do đó người quản lý cần tương tác và quản lý nhân viên theo một cách thức khác nhau. Từ đó tạo ra sự ảnh hưởng mật thiết với cách mà nhân viên cảm nhận về công việc hằng ngày của họ. Chính vì vậy người quản lý cần là cầu nối hướng tới sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên.
Trên thực tế, theo một khảo sát cho thấy gần một nửa số nhân viên nói rằng họ bỏ việc vì người quản lý tồi. Đây là lý do để phong cách quản lý là một nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.
Nắm rõ năng lực của từng nhân viên
Đánh giá nhân viên được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên giúp bạn có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc, cũng như khả năng phù hợp với công việc được yêu cầu.
Muốn làm được điều này, trước tiên người quản lý cần có khả năng bao quát, hiểu rõ nhất mọi vấn đề. Hiểu được năng lực thật sự của từng nhân viên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch phân công chính xác.
Mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nên quản lý hãy cân nhắc và cẩn trọng đặc biệt là khi sắp xếp đội nhóm hoạt động.
Định hướng phát triển và công việc cho từng nhân viên
Một doanh nghiệp để phát triển bền vững không thể thiếu đi yếu tố con người. Bởi nếu tìm được đúng người, đúng vai trò sẽ tối ưu hóa nguồn nhân lực hiệu quả nhất.
Mà việc định hướng và phát triển công việc cho nhân viên có ý nghĩa quan trọng như sự cam kết vững trãi về môi trường cũng như những bước tiến sau này. Điều đó cho họ thấy được những tiến bộ của mình trong từng giai đoạn, có định hướng rõ ràng trên lộ trình thăng tiến của mình.
Thực hiện định hướng cho nhân viên tốt làm tăng sự hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc, tạo nên thái độ làm việc tích cực thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ.
- Tham khảo ngay dịch vụ cung ứng nhân sự: http://topbranding.vn/dich-vu/cung-ung-nhan-su/
Luôn chú ý lắng nghe ý kiến của nhân viên
Hiện nay tại hầu hết các công ty, doanh nghiệp lãnh đạo luôn là người chủ động nói, còn nhân viên có làm nhiệm vụ lắng nghe và thực hiện. Điều này vô tình tạo nên sự ngăn cách.
Tuy nhiên, nếu người quản lý biết cách lắng nghe nhân viên của mình, thì chắc chắn họ sẽ nhận được những sự thay đổi tích cực của nhân viên không chỉ về hiệu suất làm việc mà còn hạn chế sự xung đột nội bộ không đáng có, gia tăng sự gắn kết, nâng cao chất lượng công việc.
Thường xuyên luân chuyển công việc
Thông thường, người quản trị có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi không cho họ luân chuyển sang bộ phận hay lĩnh vực khác. Tuy nhiên nếu về lâu về đài chính sách luân chuyển nhân viên sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.
Do bất kỳ ai nếu cứ làm đi làm lại một việc quanh năm, từ năm này sang năm khác thì chỉ sau một thời gian, người đó sẽ trở nên quá quen thuộc chủ quan và mất dần năng lực tìm tòi, sáng tạo.
Đặt ra tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng
Đánh giá nhân viên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên khối lượng công việc thực tế, số giờ làm việc và chất lượng công việc. Từ đó đưa ra đánh giá tính hiệu quả trong công việc của từng nhân viên và có sự khích lệ khen thưởng hay phê bình cảnh cáo.
Luôn tạo động lực khích lệ nhân viên
Mỗi người quản lý đều nên chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Việc làm này góp phần thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm và khơi dậy những mong muốn để nhân viên thấy rằng họ cố gắng làm việc thì họ sẽ đạt được những thành quả mong muốn.
Theo đó người quản lý hãy nhớ luôn khen ngợi nhân viên của mình khi họ hoàn thành tốt công việc. Khi đó, nhân viên sẽ thấy mình được trân trọng và được công nhận những nỗ lực mà họ đã bỏ ra và không ngừng cố gắng cống hiến và hoàn thành tốt công việc hơn nữa.
Nâng cao các hoạt động nhóm gắn kết thành viên
Xây dựng một môi trường làm việc nhóm tương tác tốt hiệu quả là điều mà các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Vì để hoàn thành một dự án sẽ đòi hỏi sự hợp tác hằng ngày và liên tục giữa các đội nhóm.
Một môi trường làm việc nhóm mà tất cả các nhân viên đều có thể thoải mái đặt câu hỏi, nêu lên ý tưởng và nhận được sự tôn trọng. Muốn làm được điều này người lãnh đạo cần nắm rõ mục đích, tiêu chí và đặt ra mục tiêu cụ thể cho kế hoạch.
Biến công sở thành một không gian vui vẻ
Xây dựng môi trường vui vẻ, tiện nghi và gắn kết sẽ là một không gian tuyệt vời để nhân viên luôn yêu thích đi làm. Bên cạnh đó, khuyến khích các nhân viên nghỉ giải lao nhiều hơn tạo động lực làm việc và tinh thần thoải mái với các trò chơi, đồ ăn, đồ uống như trà, cà phê,…
Ở một công ty mà người lãnh đạo luôn hướng đến môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh công bằng, đồng thời cân bằng giữa công việc và đời sống cho nhân viên chắc chắn sẽ nhận được sự yêu quý. Từ đó họ sẽ dốc toàn tâm, toàn lực của mình để đồng hành cùng công ty.
Ngừng việc la mắng nhân viên
Là một người quản lý bạn phải hiểu la mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi tình huống. Thực tế việc làm đó chỉ khiến mọi việc trở nên tệ hơn.
Thay vào đó, cần thực hiện sớm các báo cáo giúp tìm ra nguyên nhân sâu xa nhằm sửa đổi phù hợp. Bất kể bạn đang cảm thấy như thế nào, nhưng trước tiên hãy tôn trọng nhân viên bằng phép lịch sự cơ bản.
Mọi nhân viên đều có quyền nêu ý kiến
Người quản lý cần đảm bảo sao cho tất cả mọi nhân viên đều được cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty, ngay cả những vấn đề nhỏ nhất. Biết lắng nghe quan điểm của mọi người hỗ trợ cải thiện công việc trở nên tốt hơn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của TopBranding sẽ giúp bạn có thể tham khảo và quản lý nhân viên tốt nhất!